Sẽ thật phung phí nếu doanh nghiệp liên tiếp bỏ ra chi phí quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mà không biết rõ đối tượng khách hàng của mình là ai. Vì vậy, nắm rõ khách hàng mục tiêu (customer profile) sẽ giúp bạn xác định được chiến lược kinh doanh chính xác hơn.
Hầu các các doanh nghiệp đều có một mục tiêu chung là tăng trưởng cả về doanh số lẫn khách hàng theo cấp số nhân. Nhưng trước khi công ty đạt mục tiêu đó thì bạn cần phải có kế hoạch xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu hay còn gọi là Customer Profile. Đây là một thông tin rất hữu ích trong marketing. Nó giúp bạn dễ dàng điều chỉnh được chiến lược sao cho phù hợp với tình hình thực tế, giải quyết nhu cầu cụ thể của khách hàng, từ đó kích thích họ mua sản phẩm và dịch vụ của mình.

Trong bài viết này, WeContent sẽ chia sẻ với bạn mọi thứ về Customer Profile, như định nghĩa Customer Profile là gì? Và cách xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xem thêm: 4 bước hữu ích để phân khúc khách hàng tiềm năng
1. Hồ sơ khách hàng (Customer Profile) là gì?
Customer Profile hay hồ sơ khách hàng mục tiêu là tập hợp các thông tin gồm đặc điểm nhân khẩu học, sở thích, khó khăn và hành vi mua sắm của khách hàng tại một doanh nghiệp.
Ví dụ: WeContent có một tệp hồ sơ khách hàng gồm các chủ công ty có nhu cầu sử dụng dịch vụ marketing và lưu trữ thông tin của họ như tên tuổi, mô hình kinh doanh, thói quen, gu thẩm mỹ…
Việc xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, để đưa ra các quyết định đúng đắn liên quan đến sản phẩm và thực thi các chiến dịch truyền thông hiệu quả hơn. Từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2. Lợi ích của việc xây dựng Customer Profile
Việc xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tác động đến toàn bộ công ty, từ nhóm bán hàng cho đến tổ chức, marketing.
Tiếp cận đúng nhóm khách hàng mục tiêu
Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tìm ra đặc điểm chung của nhóm khách hàng mà họ đang muốn nhắm tới khi tập hợp các customer profile lại với nhau. Thông qua hồ sơ khách hàng mục tiêu này họ có thể phác họa chân dung nhóm khách hàng này để điều chỉnh lại chiến lược và lên kế hoạch triển khai phù hợp với mong muốn của doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí quảng cáo
Khi có customer profile, bạn sẽ nắm bắt chính xác được đặc điểm cụ thể, mong muốn cũng như những khó khăn mà nhóm khách hàng mục tiêu đang gặp phải. Từ đó, công ty sẽ lựa chọn được kế hoạch, phương thức tiếp cận phù hợp đối với nhóm khách hàng này và tránh được việc lãng phí nguồn lực cũng như chi phí quảng cáo.
Gia tăng sự trung thành của khách hàng
Khi biết khách hàng mục tiêu thích và không thích điều gì, bạn có thể tương tác với họ ở mức độ cá nhân. Điều này cải thiện trải nghiệm tổng thể của họ với doanh nghiệp và củng cố lòng trung thành đối với thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dự đoán được các vấn đề phát sinh khi xây dựng Customer profile để chuẩn bị trước những giải pháp hiệu quả.
Sản phẩm phù hợp với thị trường
Đối với doanh nghiệp có nhiều nhóm khách hàng mục tiêu với hành vi, sở thích và thị hiếu khác nhau, thì bạn cần biết từng nhóm này mong muốn điều gì. Bằng cách xây dựng Customer Profile cho từng đối tượng, bạn sẽ có thông tin hữu ích để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ, các chiến lược truyền thông, khuyến mãi cho phù hợp với những phân khúc đó.
Xem thêm: Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu hay và hấp dẫn
3. Những yếu tố cấu tạo nên Customer Profile

Để giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu nhanh và chính xác hơn, WeContent sẽ gợi ý với bạn một số yếu tố cần thiết:
Nhân khẩu học
Nhân khẩu học bao gồm thông tin tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, hôn nhân, tôn giáo… của khách hàng. Việc xác định nhân khẩu học sẽ giúp doanh nghiệp bạn thu hẹp được phạm vi tiếp cận và lựa chọn được những khách hàng mục tiêu chất lượng nhất.
Hành vi và sở thích
Đây được hiểu là cách mà các khách hàng mục tiêu chọn lựa và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Phân tích kỹ hành vi, sở thích của khách hàng sẽ giúp bạn nắm bắt được insight để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp.
Thời điểm mua hàng
Với các mặt hàng mang tính thời vụ như lễ Tết, giáng sinh, trung thu, Valentine… thì việc xác định chân dung khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn xác định được độ tuổi, sở thích, nhu cầu mua sắm và yêu cầu về giá trị sản phẩm.
Tâm lý học
Yếu tố tâm lý sẽ cung cấp các thông tin sâu sắc hơn về khách hàng mục tiêu mà công ty hướng đến để hoàn thiện customer profile. Nỗi sợ hãi, lo lắng, hy vọng và mong muốn của khách hàng là gì. Những thách thức, nỗi đau mà họ phải đối mặt khi mua các sản phẩm, dịch vụ hiện tại như chất lượng xấu, chi phí cao…
4. Các bước xây dựng Customer Profile

Không bao giờ được dựa vào phỏng đoán để xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu. Thay vào đó hãy thu thập thông tin và dữ liệu một cách chính xác về nhóm người tiêu dùng lý tưởng. Dưới đây là 4 bước để tạo Customer Profile.
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Đây là bước đầu tiên và quan trọng trong việc xây dựng Customer Profile. Từ cơ sở khách hàng đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn, hãy liệt kê 7 đến 10 vị khách nhận được nhiều giá trị giúp thỏa mãn nhu cầu của họ nhất, đồng thời họ cũng sẵn sàng giới thiệu điều này cho người khác.
Một vài câu hỏi bạn có thể áp dụng ở bước này như:
– Khách hàng nào đã gắn bó với công ty lâu nhất?
– Ai đang giới thiệu thương hiệu của tôi với gia đình, người thân, bạn bè họ?
– Tôi đã giới thiệu khách hàng nào trong những nghiên cứu của mình?
Bước 2: Tìm hiểu hành trình trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm của khách hàng mục tiêu
Đây là quá trình phác thảo nên bản đồ các điểm tiếp xúc của khách hàng với doanh nghiệp trong quá trình mua hàng. Bằng cách thấu hiểu nhu cầu, thách thức, mục tiêu mà khách hàng mong muốn đạt được, bạn sẽ có nhận thức mạnh mẽ hơn về những điều người tiêu dùng cần từ doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: Xây dựng chiến lược content marketing: Nên thực hiện như thế nào?
Bước 3: Liệt kê đặc điểm của khách hàng mục tiêu
Sau khi đã tổng hợp được danh sách khách hàng mục tiêu và tìm hiểu về hành trình trải nghiệm của họ thì bạn cần phải liệt kê đặc điểm, thuộc tính quan trọng nhất của từng người:
- Nhân khẩu học: độ tuổi, giới tính, dân tộc và tôn giáo
- Tâm lý học: hoạt động, phong cách sống, sở thích, khát vọng, điểm đau, nỗi sợ hãi
- Kinh tế, xã hội: giáo dục, thu nhập, vùng lân cận, tầng lớp kinh tế và quy mô hộ gia đình
- Phân khúc địa lý: thành thị, nông thôn, thành thị, đồng bằng, miền núi, vùng cao

Bước 4: Hoàn thiện Customer Profile của doanh nghiệp
Với đầy đủ thông tin đã thu thập được liên quan đến khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp đã có thể tập hợp lại và dần hoàn thiện customer profile của mình Từ đó sử dụng hồ sơ khách hàng này để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình.
Và đó là những gì WeContent muốn chia sẻ với bạn đọc về cách thức xây dựng hồ sơ khách hàng mục tiêu. Customer profile luôn được xem là một đòn bẩy quan trọng với sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bám sát để xây dựng các chiến lược kinh doanh, truyền thông phù hợp nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng.