Việc xây dựng kế hoạch truyền thông hiệu quả sẽ giúp cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu đến đối tượng công chúng. Cùng WeContent tìm hiểu chi tiết cách lên kế hoạch truyền thông qua nội dung dưới đây.
Kế hoạch truyền thông là gì?
Kế hoạch truyền thông thương hiệu là bản tổng hợp các thông tin gồm: Đối tượng, mục tiêu, những cách truyền thông, các phương án cụ thể cho mỗi giai đoạn khác nhau. Việc lập kế hoạch truyền thông nhằm giúp thực hiện các mục tiêu đã đặt ra.
Vì vậy, khi lập kế hoạch truyền thông bạn cần đảm bảo những mục tiêu mình có thể thực hiện được, cần có các phương án dự phòng khác. Điều này giúp doanh nghiệp/công ty có thể ứng phó với những tình huống phát sinh ngoài ý muốn.

Các bước xây dựng kế hoạch truyền thông thương hiệu hiệu quả
Bước 1: Phân tích dựa theo mô hình SWOT
Đây là bước không thể thiếu khi lập kế hoạch truyền thông thương hiệu. Bước này sẽ tác động trực tiếp đến phương hướng truyền thông của toàn bộ doanh nghiệp. Tại bước này, bạn cần phải phân tích chi tiết các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch truyền thông.
Bạn có thể dùng mô hình SWOT để phân tích, trong đó: SW sẽ giúp bạn nhìn thấy các điểm mạnh, điểm yếu còn tồn tại trong doanh nghiệp. OT sẽ cho thấy rõ những diễn biến của sự kiện bên ngoài bức tranh tổng thể.

Bước 2: Chọn mục tiêu truyền thông
Việc chọn mục tiêu truyền thông sẽ giúp giải quyết những yêu cầu, mong muốn của chính bạn. Do đó, trước khi lên kế hoạch truyền thông thương hiệu, doanh nghiệp cần chọn một mục tiêu chi tiết nhất để đảm bảo được những phân đoạn sau đó sẽ được tiến hành đúng hướng đi, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Một kế hoạch truyền thông thường sẽ có 3 mục tiêu như sau:
- Giới thiệu sản phẩm sắp ra mắt trên thị trường
- Định vị thương hiệu và nâng cao danh tiếng cho doanh nghiệp
- Giải quyết khủng hoảng và xoa dịu khách hàng.
Xem thêm: Bật mí cách thiết kế ảnh thumbnail youtube đẹp và thu hút
Bước 3: Xác định rõ mục tiêu công chúng
Đây là một bước rất quan trọng khi lập kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp. Qua việc này, bạn có thể đưa ra những thông điệp và biện pháp giúp tăng hiệu quả chiến dịch truyền thông. Điều này còn giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tốt nhất.
Bạn cần tìm hiểu cụ thể về mục tiêu công chúng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Hãy đưa ra những lý do giải thích tại sao bạn chọn đối tượng mục tiêu đó, để có thể vẽ nên chân dung khách hàng và hành vi của họ một cách chân thực nhất.
Một số yếu tố mà bạn cần quan tâm khi xác định đối tượng mục tiêu là:
- Nhân khẩu học: tuổi tác, thu nhập, nghề nghiệp, vị trí địa lý, giới tính, tình trạng hôn nhân, học vấn.
- Tâm lý: sở thích, hành vi mua hàng, thói quen, hoạt động,…

Bước 4: Xác định thông điệp muốn truyền tải
Thông điệp là điều bạn cần phải quan tâm đầu tiên và nhắc đến trước khi lên kế hoạch truyền thông thương hiệu. Bởi điều này giúp khách hàng hiểu rõ hơn sản phẩm bạn có ưu điểm gì, tại sao khách hàng phải quan tâm sản phẩm trong chiến dịch marketing của công ty bạn.
Do đó, bạn phải xác định được yêu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn có thể đưa ra được thông điệp đúng với những gì khách hàng muốn và thôi thúc hành vi mua hàng của họ.
Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, rõ ràng và xúc tích. Mỗi chiến dịch chỉ nên dùng từ 1-2 thông điệp cần truyền tải, tránh sử dụng quá nhiều từ ngữ khó hiểu, nên sử dụng hình ảnh minh họa hoặc video. Một thông điệp thành công là khi khách hàng có thể đoán được nội dung doanh nghiệp muốn truyền tải, dễ nhớ và dễ nắm bắt.
Bước 5: Thiết kế
Trước khi thiết kế một bộ truyền thông hoàn chỉnh, doanh nghiệp cần hiểu rõ về 3 yếu tố quan trọng là:
- Thông điệp truyền thông thương hiệu
- Các phương thức sáng tạo
- Kênh truyền tải thông điệp.
Xem thêm: KOC là gì? Giải mã sự thành công của xu hướng KOC Việt Nam
Bước 6: Chọn kênh truyền thông
Tùy vào từng loại hình, từng chiến dịch mà các kênh truyền thông sẽ hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn nên cân nhắc cẩn thận lựa chọn các hình thức phù hợp để làm truyền thông có hiệu quả, tiếp cận được đối tượng cần hướng đến và đạt mục tiêu đề ra. Một số kênh truyền thông mà bạn có thể lựa chọn như: báo chí, truyền hình, mạng xã hội,…
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp đối tượng bạn hướng tới là genZ, kênh truyền thông nên lựa chọn là nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Instagram,…

Bước 7: Lập ra kế hoạch chi tiết và dự trù ngân sách, chi phí
Ở bước này, bạn cần đưa ra bản kế hoạch truyền thông thương hiệu chi tiết. Toàn bộ đều được tính toán kỹ lưỡng, phù hợp kinh phí của doanh nghiệp. Những kế hoạch càng rõ ràng ngân sách sẽ dễ dàng dự toán cụ thể hơn. Ngoài ra, ngân sách cần đảm bảo phù hợp và đạt được kết quả mong muốn. Điều này giúp tránh những vấn đề rủi ro hay phát sinh ngoài ý muốn.
Xem thêm: 4 Sự khác nhau cơ bản của mô hình B2B và mô hình B2C
Bước 8: Đo hiệu suất kế hoạch và báo cáo
Đây là bước cũng quan trọng không kém trong bản kế hoạch truyền thông. Doanh nghiệp nên đo lường lại hiệu suất công việc và báo cáo lại trong các buổi họp về tiến độ chiến dịch. Dựa vào báo cáo, doanh nghiệp có thể thấy được khối lượng công việc thực tế đã hoàn thành bao nhiêu. Từ đó, doanh nghiệp đánh giá được sự hiệu quả của kế hoạch truyền thông. Hoặc doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp điều chỉ kế hoạch cho hợp lý bởi không phải lúc nào kế hoạch cũng tiến triển như mong muốn.

Trên đây là các bước phác thảo kế hoạch truyền thông thương hiệu mà WeContent cung cấp đến bạn đọc. Mong rằng những thông tin này sẽ có ích cho bạn và doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến dịch truyền thông và marketing sắp tới