Chiến lược cá nhân hóa giúp doanh nghiệp mang tới nhiều trải nghiệm thú vị cho khách hàng, tăng sự trung thành đối với thương hiệu cũng như mang về nguồn doanh thu cao. Vậy cá nhân hóa là gì và vai trò của nó trong chiến lược marketing như thế nào? Cùng WeContent tìm hiểu trong bài viết sau nhé.

Hiện nay chiến lược marketing cá nhân hóa đang là xu hướng được các doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu và ứng dụng nhiều vào trong thực tế để tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn. Để có thể thực hiện đúng cách, bạn cần phải nắm được cá nhân hóa là gì và các bước để phát triển chiến lược cá nhân hóa hiệu quả nhất.

1. Cá nhân hóa là gì?

Cá nhân hóa (hay Personalization) là việc doanh nghiệp sử dụng các thông tin, dữ liệu đã thu thập được nhằm phân tích và đánh giá khách hàng. Mục đích chính là để hiểu người tiêu dùng từ đấy thực hiện chiến lược marketing hiệu quả hơn đến nhóm khách hàng mục tiêu. 

2. Marketing cá nhân hoá là gì?

Cá nhân hóa trong chiến lược marketing

Marketing cá nhân hóa (hay Personalized Marketing) là chiến lược truyền thông mà công ty dựa trên các số liệu được phân tích chính xác, nhờ đó mà doanh nghiệp đưa ra thông điệp chọn lọc và cá nhân hóa tới từng khách hàng. 

Những số liệu này bao gồm thông tin về giới tính, hành vi, độ tuổi… Số liệu càng chính xác và cụ thể thì việc marketing cá nhân hóa càng mang lại kết quả cao.

Mục đích chủ yếu của personalized marketing là giúp các thương hiệu có thể kết nối với từng khách hàng mục tiêu của mình, thông qua giao tiếp 1-1 với từng cá nhân. Điều đó có nghĩa trên cùng một chiến dịch tiếp thị, sẽ có thông điệp chung gửi đến tất cả người tiêu dùng, nhưng mỗi cá nhân sẽ nhận được thêm một nội dung hay hình ảnh riêng biệt nữa. 

3. Lợi ích của việc cá nhân hóa 

Chiến lược marketing cá nhân hóa nếu được triển khai hiệu quả sẽ mang về rất nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. 

Nâng cao trải nghiệm của khách hàng

Một nghiên cứu do Salesforce đã chỉ ra rằng khách hàng sẵn sàng cung cấp nhiều thông tin hơn để đổi lấy các hoạt động truyền thông cá nhân hóa. Vì vậy rất nhiều khách hàng tin tưởng điền vào form khảo sát của nhãn hàng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo ra các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng nhóm đối tượng mục tiêu và gửi đến họ một cách nhanh nhất. Giữa hàng loạt thông tin quảng cáo, chỉ cần một thông điệp được cá nhân hóa, đánh đúng vào nhu cầu thực tế sẽ mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. 

Tìm hiểu thêm: UX là gì? Làm sao để cải thiện trải nghiệm người dùng

Tăng doanh thu bán hàng

Cá nhân hóa thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn

Để có thể cạnh tranh trong thị trường hiện nay, sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp cần gây hứng thú và đáp ứng được đúng nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu. Và marketing cá nhân hóa sẽ giúp doanh nghiệp làm được điều đó.

Theo nghiên cứu, 76% người tiêu dùng thích mua sắm từ nhãn hàng biết rõ tên và lịch sử mua hàng của họ. Nhờ vậy mà những doanh nghiệp áp dụng chiến lược cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng có doanh thu bình quân cao hơn so với những doanh nghiệp không áp dụng là 19%.

Giữ chân khách hàng hiệu quả

Các chuyên gia marketing chỉ ra rằng nếu tỷ lệ giữ chân khách hàng tăng lên 5% thì lợi nhuận của doanh nghiệp có thể tăng từ 25 – 95%. Theo nghiên cứu từ Segment, 44% khách hàng sẽ trở nên gắn bó hơn với doanh nghiệp sau khi họ được trải nghiệm dịch vụ cá nhân hóa. Trong khi 49% khách hàng đã quyết định mua sản phẩm, dịch vụ mà họ không có ý định mua lúc đầu chỉ nhờ được trải nghiệm.

Trong thời đại công nghệ 4.0, môi trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và gay gắt, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được cá nhân hóa tốt, phù hợp với sở thích và nhu cầu của khách hàng sẽ là chiến lược marketing giữ chân khách hàng hiệu quả. Đây là “vũ khí” cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chú trọng.

4. Chiến lược marketing cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Để giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, dưới đây là một số chiến lược marketing cá nhân hóa mà bạn có thể áp dụng. 

Cá nhân hoá theo phân khúc khách hàng

Đây là cách marketing phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay. Khi thu thập dữ liệu, nhãn hàng có thể lựa chọn cũng như sắp xếp các đặc điểm của người tiêu dùng dựa trên một số tiêu chí sau:

  • Nhân khẩu học;
  • Mức độ chi tiêu;
  • Xu hướng mua sản phẩm;
  • Độ yêu thích với sản phẩm.

Đối với từng phân khúc khác nhau, doanh nghiệp cần có những chiến lược nội dung riêng biệt. Tuy nhiên, nếu như có rất nhiều phân khúc khách hàng, thương hiệu có thể áp dụng công thức nội dung 80:20 với 80% nội dung chung còn 20% nội dung được cá nhân hóa.

Cá nhân hóa theo chân dung khách hàng

Với chân dung khách hàng đã được doanh nghiệp phác thảo từ trước, bạn có thể dễ dàng thực hiện tối ưu chiến lược marketing cá nhân hoá theo các tệp khách hàng mục tiêu khác nhau của mình.

Từ mỗi chân dung khách hàng, bạn hoàn toàn phát triển được các thông điệp cá nhân hoá phù hợp cho từng insight riêng biệt. Tuy nhiên doanh nghiệp cần đảm bảo các content đủ đa dạng cho từng chân dung khách hàng khác nhau, chứ không nên tập trung vào một tệp khách hàng duy nhất.

Cá nhân hóa theo khách hàng tiềm năng

Cá nhân hóa theo từng khách hàng tiềm năng

Một chiến lược marketing cá nhân hoá cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng đó là cung cấp những nội dung phù hợp với sở thích, nhu cầu của mỗi khách hàng tiềm năng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ dựa trên vấn đề của khách hàng để tạo nội dung phù hợp. Có rất nhiều vấn đề mà khách hàng gặp phải trong cuộc sống, do đó doanh nghiệp chỉ nên chọn ra một số vấn đề phổ biến mà khách hàng tiềm năng gặp phải. 

Để tối ưu chiến lược marketing cá nhân hoá này, doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh các nội dung phù hợp với khách hàng mục tiêu chất lượng nhất doanh nghiệp nhắm tới, thường chiếm khoảng 20% số lead mà bạn đang có.

Cá nhân hóa theo giai đoạn mua hàng

Để triển khai được chiến lược này doanh nghiệp cần trả lời được tất cả câu hỏi của người tiêu dùng đồng thời giải quyết được các vấn đề trong từng giai đoạn mua hàng. Những nội dung mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng là yếu tố quan trọng giúp khách hàng chuyển sang những giai đoạn tiếp theo trong hành trình mua hàng. 

Đây là chiến lược marketing cá nhân hóa vô cùng hiệu quả giúp thương hiệu không chỉ mở rộng được phễu bán hàng mà còn hỗ trợ tốt cho người tiêu dùng những bước tiếp theo trong hành trình mua hàng.

Tìm hiểu thêm: Customer journey là gì? Cách xây dựng bản đồ hành trình khách hàng

Việc có những chiến lược marketing cá nhân hóa phù hợp là phương pháp hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Thông qua bài viết trên của WeContent hy vọng rằng bạn sẽ chọn lựa được các chiến lược tiếp thị đáp ứng với mục tiêu và nhu cầu của doanh nghiệp.

Leave a Reply