Internal link được ứng dụng nhiều việc điều hướng. Xây dựng internal link hợp lý sẽ tạo ra sự kết nối giữa các nội dung và tối ưu SEO website tốt hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng internal link hiệu quả? Cùng WeContent tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Internal Link hay là liên kết nội bộ trong SEO không chỉ giúp điều hướng người dùng mà còn làm tăng tỷ lệ ở lại trang, giảm bounce rate. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người đang đánh giá thấp về sức mạnh của internal link vì cho rằng chúng dễ thực hiện. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, xây dựng internal link phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng thứ hạng của website.

Các mô hình Internal Link hiệu quả trong SEO
Khi xây dựng internal link hợp lý sẽ giúp nội dung trên website được liên kết chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, nó còn tăng độ tin tưởng và làm rõ chủ đề website đối với spider của Google. Hiện nay đang có 3 dạng mô hình liên kết nội bộ giúp tối ưu SEO nhất, bao gồm: Mô hình cộng hưởng, kim tự tháp và bánh xe.
Mô hình cộng hưởng
Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ có một trang chủ đề cốt lõi còn gọi là Pillar Content. Trang sẽ liên kết với một số Content Cluster hay là trang chủ đề phụ. Tất cả trang đều nằm trên cùng một website, giữa chủ đề cốt lõi và những bài chủ đề phụ bắt buộc liên quan chặt chẽ với nhau.
Mô hình internal link cộng hưởng không chỉ giúp trang web rõ ràng, có chủ ý hơn mà còn thể hiện tính thẩm quyền của trang theo thời gian, điều này giúp trang và các chủ đề được đề cập xếp hạng cao hơn trên công cụ tìm kiếm.
Mô hình kim tự tháp
Mô hình internal link kim tự tháp thể hiện sự liên kết từ trang lớn cho đến các trang nhỏ trong cùng website. Mô hình này sẽ phát huy toàn bộ công năng của mình khi doanh nghiệp xác định được rõ trang đích muốn tối ưu SEO để lên top. Cụ thể, chúng ta sẽ liên kết từ trang chủ tức trang lớn nhất cho đến các chuyên mục của trang. Sau đó từ các nội dung của phần chuyên mục bạn sẽ trỏ về trang chủ hoặc ngược lại.
Việc tìm dễ dàng một website được ưu tiên trên domain sẽ giúp Google đánh giá cao hơn những trang còn lại. Mô hình liên kết internal link này phù hợp khi doanh nghiệp muốn SEO giữa trang chủ và chuyên mục trên website của mình.
Tìm hiểu thêm: Quy trình SEO website giúp tăng hạng Google hiệu quả
Mô hình bánh xe

Cấu trúc bánh xe hiệu quả khi doanh nghiệp thực hiện tối ưu SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một website. Việc SEO từ khóa trong mô hình này sẽ cần nhiều thời gian hơn các mô hình khác. Đồng thời Google cũng không đánh giá quá cao do chúng không tìm được trang đích. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu SEO từ khóa thế nào mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình Internal Link phù hợp.
Bí quyết xây dựng internal link để tối ưu SEO website
Sau khi đã tìm hiểu về các mô hình internal link cho một website, nếu bạn muốn có một hệ thống tối ưu hãy tham khảo bốn bí quyết hữu ích dưới đây:
Xây dựng menu ở đầu website
Hệ thống menu ở trên một trang web cũng được tính là internal link. Bởi vì mỗi mục đều trỏ về trang chính của website. Ngoài ra, việc đặt hệ thống menu khá dễ dàng, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Việc này giúp làm nổi bật được các chủ đề chính trên trang web của bạn và giúp Google đánh giá cao về mặt nội dung cũng như giúp người xem dễ dàng tìm kiếm được nội dung mình mong muốn.
Tạo nội dung chất lượng
Không thể xây dựng hệ thống internal iink chặt chẽ nếu nội dung của doanh nghiệp hời hợt và kém chất lượng. Một số trường hợp vì muốn tăng mức độ uy tín cho trang đích đã cố nhồi nhét nhiều liên kết vào các trang khác để trỏ về, mặc dù nội dung không mấy liên quan đến nhau. Điều này thực sự vô nghĩa và ảnh hưởng tới việc tối ưu SEO của doanh nghiệp. Do đó, muốn xây dựng liên kết nội bộ bạn phải lên kế hoạch nội dung chi tiết, như vậy việc điều hướng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Sử dụng Anchor Text phù hợp
Anchor Text được hiểu là cụm từ dùng để gán cho các liên kết nội bộ, không chỉ cho người đọc biết sẽ nhấp vào liên kết gì mà còn giúp công cụ tìm kiếm lần theo. Thông thường người làm tối ưu SEO thường dùng từ khóa là Anchor Text luôn, việc này hỗ trợ việc tăng thứ hạng cho chính từ khóa đó. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng, đặt Anchor Text phải liên quan đến nội dung bài viết để tránh bị tính là spam.
Tìm hiểu thêm: Các thuật toán Google cần biết để tối ưu SEO
Đặt link tại những trang có traffic cao
Nhờ vào lợi thế của các trang có lượng traffic cao nhằm điều hướng người dùng đến trang khác như bài viết cung cấp thông tin hoặc trang kêu gọi hành động điền form đăng ký hay mua hàng. Ngoài ra, việc đặt link với trang có traffic cao sẽ giúp hỗ trợ tối ưu cho trang mới, giảm được tỷ lệ bounce rate và cải thiện thứ hạng từ khóa SEO trên công cụ tìm kiếm của Google.
Thông qua bài viết trên WeContent hy vọng bạn đã hiểu hơn về internal link và cách xây dựng để có thể tối ưu SEO cho website cũng như cải thiện được thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với WeContent để được hỗ trợ nhanh nhất.