Khi muốn mua một sản phẩm mới, chẳng hạn như: một chiếc laptop mới, một chiếc máy sấy hay một dụng cụ bếp mới; hầu hết mọi người hiện nay sẽ lên mạng xem các đánh giá về nó. Trải nghiệm người dùng như thế nào? Bảo hành bao lâu? Dùng có tốt không?…
Tận dụng xu hướng này của khách hàng, các doanh nghiệp đã có cho mình những cách PR sản phẩm của họ khác nhau. Qua bài viết này, WeContent sẽ chỉ ra cho bạn khái niệm về bài PR cũng như các dạng bài PR sản phẩm phổ biến hiện nay.

PR là gì và bài PR là gì?
Quan hệ công chúng viết tắt của Public Relations (PR) là quá trình quản lý và chia sẻ thông tin từ một cá nhân hoặc công ty tới công chúng hoặc đối tượng mục tiêu có liên quan để tác động đến nhận thức của họ một cách tốt nhất.
Đây là một quá trình giao tiếp chiến lược nhằm xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng có lợi giữa hai hoặc nhiều bên . Ví dụ: đây có thể là mối quan hệ giữa một công ty và khách hàng của họ (khách hàng, người tiêu dùng, công chúng), mối quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hoặc mối quan hệ mà công ty của bạn có với các nhà báo cụ thể.
Bài PR có thể coi là một phần của hoạt động PR, được thể hiện dưới dạng văn bản trên các phương tiện báo chí, truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

3 Dạng bài PR sản phẩm phổ biến
Dạng bài PR sản phẩm: Advertorial (bài quảng cáo)
Dạng bài Advertorial (bài quảng cáo) là dạng nội dung trộn lẫn giữa biên tập và quảng cáo, những thông tin hữu ích, thú vị về sản phẩm của doanh nghiệp; hay những thông tin về thương hiệu được lồng ghép, dẫn dắt khéo léo để truyền bá thông điệp của thương hiệu về sản phẩm / dịch vụ, … Đây cũng có thể xem là một dạng bài báo mang mục đích thương mại.
Advertorial được dịch là quảng cáo nhưng nhìn chung mọi mọi người hay hiểu là bài báo thương mại sẽ thấy rõ nghĩa hơn vì mục đích của nó chủ yếu là mang tính chất thương mại. Bài báo thương mại được trình bày như một bài báo truyền tải những thông tin có ích chứ không chỉ với mục đích là giới thiệu sản phẩm / dịch vụ chẳng hạn như các loại quảng cáo truyền thống khác.
Xem thêm: Xu hướng PR sản phẩm năm 2022? Cùng theo dõi dưới đây
Dạng bài PR sản phẩm: Editorial (bài biên tập)
Editorial được hiểu là bài biên tập, đây là một dạng bài PR do chính các nhà báo viết. Với dạng bài viết này, nội dung và ngôn ngữ ít bị ảnh hưởng bởi cái nhìn chủ quan và thiên vị của doanh nghiệp. Do đó, các bài báo biên tập cũng được đánh giá là khách quan và đáng tin cậy hơn đối với khách hàng.
Các bài biên tập thường đưa thông tin theo chủ đề, nội dung hấp dẫn, câu chuyện cụ thể, đảm bảo có yếu tố bất ngờ, hấp dẫn, mang lại nhiều giá trị và cảm xúc cho độc giả. Giọng điệu của bài báo phù hợp với toàn bộ tờ báo, và đôi khi, độc giả không nhận thấy “dấu hiệu” của quảng cáo.
5 bước cơ bản để tạo một bài biên tập bao gồm: Tìm câu chuyện và chủ đề thú vị – Xác định câu chuyện và chủ đề phù hợp với đặc điểm của tờ báo – Tận dụng nội dung hữu ích và độc đáo – Tìm cách thể hiện câu chuyện – Tạo một “góc độ” khác nhau cho mỗi câu chuyện, chủ đề bài viết.

Dạng bài PR sản phẩm: Testimonial (bài phỏng vấn)
Testimonial (có nghĩa là phỏng vấn) là một bài PR được viết theo phong cách phỏng vấn hoặc xác minh. Tác giả sẽ viết bài PR bằng cách trích dẫn các số liệu thống kê và thực hiện các cuộc phỏng vấn với mọi người. Người phỏng vấn có thể là người sử dụng sản phẩm, lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực liên quan, v.v.
Thông qua các luận điểm, luận cứ hoặc dẫn chứng về nhân vật, các bài phỏng vấn cung cấp cho khách hàng thông tin và kinh nghiệm thực tế để thuyết phục khách hàng tin tưởng.
Xem thêm: 5 sai lầm cần tránh khi PR sản phẩm cho doanh nghiệp
Chức năng của bài viết PR là gì?
- Dự đoán, phân tích và diễn giải ý kiến và thái độ của công chúng đối với thương hiệu và soạn thảo các chiến lược sử dụng các phương tiện truyền thông miễn phí hoặc kiếm được để tác động đến họ.
- Soạn thảo các chiến lược với mục đích hỗ trợ mọi chiến dịch cũng như động thái mới của thương hiệu thông qua nội dung biên tập.
- Viết và phân phối thông cáo báo chí.
- Lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện tiếp cận công chúng và quan hệ truyền thông đặc biệt.
- Viết nội dung cho web (trang web nội bộ và trang web bên ngoài).
- Phát triển một chiến lược quan hệ công chúng trong khủng hoảng.
Qua bài viết trên của WeContent, hy vọng bạn đã hiểu hơn về PR, bài PR là gì và các dạng bài PR sản phẩm nào là phổ biến.